CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P24
...
Bài ca vọng cổ có tên “Nguyễn Tường Tam”
Câu chuyện do Giáo sư Nhật Thịnh tường thuật trong tác phẩm viết về nhà văn Nhất Linh. Ở bìa quyển sách là tựa Chân dung Nhất Linh. Nhưng ở trang trong, tác giả Nhật Thịnh viết thêm “hay thân thế sự nghiệp Nguyễn Tường Tam”. Nhất Linh nhà văn nổi tiếng nhất trong nhóm Tự lực Văn đoàn tên là Nguyễn Tường Tam, ai cũng biết. Ở miền Nam, vào thời Đệ nhất Cộng hòa, các tác phẩm của Tự lực Văn đoàn được giảng dạy trong chương trình các lớp Trung học Đệ nhất cấp, nên học sinh đều biết như thế: nhà văn Nhất Linh tên là Nguyễn Tường Tam.
Vậy mà có người không biết Nhất Linh là Nguyễn Tường Tam nên mới có chuyện (Trích trang 153 sđd). Câu chuyện xảy ra vào năm 1949 ở một làng thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Tác giả Nhật Thịnh tham gia kháng chiến và phụ trách huấn luyện lớp cán bộ địch vận. Vào một đêm trăng giữa khóa huấn luyện, sau phần kiểm thảo bài học, đến phần giúp vui tập thể. Một học viên đứng lên tự giới thiệu để ca một bài vọng cổ. Vào thuở đó, điệu hát vọng cổ là món văn nghệ quý hiếm độc đáo. Người học viên giới thiệu bài ca “Nguyễn Tường Tam” do anh sáng tác! Trong phần nói lối khởi đầu, tác giả trình bày gốc tích của Nguyễn Tường Tam, nào là “dòng dõi phong kiến, tổ tiên đều làm quan”, nào là “đỗ bằng cử nhân nhưng vì tính thích lêu lỏng chơi bời, Thực dân không dùng nên sinh ra bất mãn, v.v…” Sau mấy câu nói lối, bắt sang điệu vọng cổ, anh ta tiếp tục “Nguyễn Tường Tam là tên trùm phản động, tiêu biểu cho giai cấp trí thức tiểu tư sản lạc hậu, thối nát”. Đoạn kết của bài ca là lời hô hào đồng bào đừng nên mắc mưu tuyên truyền của bọn phản động đội lốt cách mạng mà Nguyễn Tường Tam là kẻ cầm đầu. Và sau cùng là lời xưng tụng HCM và đề cao cuộc cách mạng vô sản.
Khi hát xong, ai nấy đều vỗ tay hoan hô. Bài ca thành công rực rỡ, vì có kẻ lấy viết và sổ tay xin được chép lại. Tác giả Nhật Thịnh cho biết người ca sĩ đã từng là kép hát, sau làm thợ may, và lúc đó là đảng viên dự bị. Sau đó vài hôm, cũng vào một đêm trăng, Nhật Thịnh có dịp đi dạo ngoài cánh đồng với người cán bộ kép hát và bàn luận chuyện văn chương Nghệ thuật. Câu chuyện xoay quanh những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, nhất là mấy tác phẩm chính của Nhất Linh. Nhật Thịnh kể: “Quả nhiên, gã như xuất thần, say sưa, hoa chân múa tay tán thưởng từ nội dung đến văn chương của những tác phẩm như “Gánh Hàng Hoa”, “Nửa Chừng Xuân”, và nhất là “Lạnh Lùng”, “Đoạn Tuyệt”, và “Bướm Trắng”. Gã thao thao bất tuyệt…”
Trong câu chuyện dưới đêm trăng hôm ấy, gã nhất trí với Nhật Thịnh “Nhất Linh và Khái Hưng đã phá bỏ những lạc hậu, xấu xa, giả dối trong chế độ gia đình và xã hội cũ để tạo lập nên một xã hội mới theo một tinh thần mới trong đó con người được giải phóng và tự do hơn”.
Đến khi đó, Nhật Thịnh mới đặt câu hỏi:
- Theo đồng chí thì phá bỏ cái cũ để kiến tạo cái mới cho thích hợp với sự tiến bộ của loài người, như thế có phải là cách mạng không?
Người cán bộ kép hát, đảng viên dự bị ấy, đáp không suy nghĩ:
- Thế đúng là cách mạng chứ!
Đêm khuya, trăng tàn, đến lúc chia tay, Nhật Thịnh ghé tai gã cán bộ bảo thầm:
- Nhất Linh là Nguyễn Tường Tam đấy, đồng chí có biết không?
Nhật Thịnh kể tiếp rằng người cán bộ lặng người không đáp. Từ hôm ấy cho đến ngày mãn khóa học, gã trở nên ít nói, thỉnh thoảng nhìn trộm Nhật Thịnh với tất cả vẻ ngượng ngập. Còn tâm trạng Nhật Thịnh thì sao? Đúng là tâm trạng của một bậc thầy, một bậc giác ngộ chỉ biết thương yêu và tế độ, “không khinh gã cán bộ kép hát mà chỉ thương hại cho hắn là vì hắn đã không hiểu việc hắn làm, không biết hết những điều hắn nói”. Điều gây khổ nạn cho Dân tộc là những bậc thức giả như Nhật Thịnh thì như sao buổi sáng, mà “bầy đàn” người như gã cán bộ kép hát chạy theo cuộc “Kách mệnh khát máu của Hồ Chí Minh” thì nhiều như lá rụng mùa thu (“bầy đàn”, chữ của tác giả Vũ Thư Hiên trong Đêm giữa ban ngày).
Chuyện các Tổng bí thư
Những Cây người của Bác cũng biệt tài về khoa ăn nói. Hãy xem miệng lưỡi của một vài vị. Trong chuyến công du ở Pháp hồi năm 2000, trả lời một phóng viên của báo Le Monde, để chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng dân chủ và văn minh, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã trả lời: “Người Cộng sản Việt Nam không có ăn thịt người.” Câu trả lời của nhân vật số một của Đảng Cộng sản Việt Nam thật giống hệt chuyện tiếu lâm rẻ tiền khiến cho giới báo chí truyền thông Pháp phải phì cười và ban cho ông cái hổn danh là Pinochet VN!
Một câu chuyện khác, cũng dính dấp tới một Tổng bí thư tiền nhiệm. Vào thời điểm 1991, khi nhà văn nữ Dương Thu Hương phản tĩnh và viết bài Đảng phải biết ơn nhân dân chứ không phải chỉ có dạy nhân dân biết ơn Đảng, thì Bộ Chính trị phát điên lên. Lúc đó, ông Nguyễn Văn Linh là Tổng bí thư đã gọi Dương Thu Hương là “Con đĩ chống Đảng” và đã ra lịnh bắt giam trong sáu tháng (trích Việt Nam cần đổi mới thật sự của Võ Nhân Trí, trang 135).
Chuyện nhà văn nữ Nhã Ca: giặc đến nhà đàn bà phải đánh
Nhã Ca, nhà văn nữ hàng đầu của miền Nam đã hai lần được trao tặng Giải thưởng Văn chương cao nhất, cũng bị chửi giống như vậy. Nhã Ca quê ở Huế và bị kẹt ở đấy trong cuộc Tổng công kích tết Mậu Thân (1968) nên đã chứng kiến sự tàn ác khủng khiếp của Việt Cộng trong thời gian đó. Khi tập truyện ký Giải khăn sô cho Huế khởi sự đăng tải trên một nhật báo ở Sài Gòn, đặc công Việt Cộng đã gởi thư đe dọa, buộc nữ sĩ phải ngưng viết, nhưng nữ sĩ không nhượng bộ. Chỉ vì vậy cho nên đến ngày 3-4-1976, Nhã Ca bị bắt giam và bị kết tội bôi nhọ nhân dân, cản bước tiến của cách mạng. Nhà văn bị công an luân phiên hỏi cung nhiều lần, bị nhục mạ nhiều lần, và đây là một lời chửi đầy nhục mạ (trích quyển Quê hương bạn hữu tù đày của Trần Dạ Từ, trang 187):
“Chị Nhã Ca. Chị nghe kỹ đây. Thằng Mỹ, thằng Thiệu đang để lại ở Sài Gòn một triệu đĩ điếm. Một chị phụ nữ làm điếm, giỏi lắm chỉ ngủ được vài trăm đàn ông. Hừ. Thằng Khánh, thằng Kỳ bảo mỗi ngòi bút là một sư đoàn. Đánh đỹ ngòi bút như chị, chị ngủ với mấy sư đoàn? Đàn bà mà viết văn là làm đĩ. Chị biết chưa?”
Bị tên công an Việt Cộng thoá mạ bằng lời lẽ thô tục và đê tiện như vậy, nhà văn Nhã Ca nữ kiệt của miền Nam, dù thân xác bị tù đày, vẫn lấy trứng chọi đá, vẫn vùng lên đánh trả để xứng với truyền thống giặc đến nhà đàn bà phải đánh. Xin mời quý bạn xem văn phong và đòn đánh trả của nữ kiệt Nhã Ca: “Bình tĩnh. Tin tưởng. Tập thở cho đều. Con cái sẽ hưởng phần xứng đáng với cha mẹ chúng. Hãy xử sự xứng đáng. Phải thở. Thở đều nữa, trước khi nói. Phải nói thật thong thả, nhỏ nhẹ, lễ phép.”
Nhà văn nữ kiệt của miền Nam đã xử sự thật xứng đáng và tung đòn đánh trả rất đẹp mắt: “Thưa anh, tôi chưa biết Bác và Đảng anh minh ra sao. Tôi cũng chưa biết chính sách nhà nước nhân đạo thế nào. Nhưng tôi biết rõ điều này. Anh nghe nhé. Anh là thằng mất dạy! Mất dạy! Mất dạy!...”
Lời bàn thứ nhất: Đảng đã lập Đại học Công an ở thủ đô Hà Nội để đào tạo công an, nếu thật sự vị công an này mất dạy và nếu Đảng sợ công an làm mất lòng dân, thì xin Đảng nên cho cán bộ của mình trở về trường học thêm cho giỏi.
Lời bàn thứ hai: Với Nhã Ca, tuy giặc đã chiếm trọn miền Nam, nhưng giặc chưa vào nhà bà, lúc đó là thời điểm sau ngày 3-4-1976, với cái búng tay của bạo lực, Nhã Ca cùng cả trăm văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt vào tù. Sau đây là chuyện giặc đã vào nhà và phá nhà một nhà văn nữ ở miền Bắc.
Giặc vào phá nhà Trần Khải Thanh Thủy
Ba mươi năm sau đó, ngày 27-10-2006, tại phường Đống Đa thủ đô Hà Nội, giặc đã thật sự vào nhà và phá nhà của nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy. Vào ngày hôm đó, vào khoảng 6 giờ chiều, vừa đón 2 cô con gái từ trường về nhà, thì nhà văn Thanh Thủy thấy ông Tổ trưởng Dân phố, ông Bí thư Đảng ủy, cùng ông Chủ tịch Phường mò đến. Nhà văn tưởng họ là người tử tế bèn mở cửa mời vào. Nhà văn không ngờ rằng khi họ ngồi chưa ấm chỗ thì cả trăm người gồm thanh niên trai tráng, phụ nữ, cựu chiến binh, thương binh tràn vào nhà. Nhà văn Thanh Thủy tường thuật (phỏng theo bài Trò chuyện cùng anh Lưu Ngọc Bang của chính nhà văn Thanh Thủy, VNN Website, đăng lại trên báo Việt Luận ngày 3-11-2007):
“...(Họ) quây kín cửa ra vào, cửa sổ, trèo lên giường, lên xe máy, la ó, đập phá... tất cả trăm con người nhâu nhâu vào... đòi tát vỡ mặt em với đủ các ngôn từ, giọng điệu, chửi bới em không tiếc lời, nào con đĩ chống đảng, nào đồ phản dân hại nước, nào bán nước buôn dân, tham tiền, phản động, làm tay sai cho đế quốc Mỹ v.v. và v.v... Cả hai vợ chồng em đều bị đánh. Em phải nhận mấy cái tát lật mặt nổ đom đóm mắt của mấy gã lực điền trai tráng (thực chất là đầu gấu do công an thuê), còn ông xã bị đập cả thanh gỗ vào sau vai và lưng, còn bị túm tóc lôi từ trên giường xuống đất khi cố tình che chắn cho vợ... Họ lấy chùm chìa khóa xe máy, cả chục thằng đi nguyên giày trèo lên giường đòi hành hung em nên giường bị sập, cửa sổ bị chúng dùng gỗ đập nát phần kính, chớp. Phần cánh bằng gỗ bên ngoài hiện tại hở toang hoác....”
Hai nữ sĩ Nhã Ca của miền Nam và Trần Khải Thanh Thủy của miền Bắc, mỗi người một tình huống khác nhau, xử sự mỗi người một cách, nhưng chỉ một dòng máu Việt, chỉ một trái tim Việt, chỉ một truyền thống Anh thư Trưng Triệu của Dân tộc Việt Nam. Đối diện với cả trăm côn đồ đầu gấu công an trá hình đang lên Cơn say Đảng và chìm trong Giấc mê Hồ, đang đập phá hung hăng (như đấu tố trong CCRĐ ngày nào), Trần Khải Thanh Thủy không thể dùng ngôn từ đối đáp như Nhã Ca, nên chọn cách trả đòn trong bài viết Trò chuyện cùng anh Lưu Ngọc Bang. Bị Đảng dồn tới đường cùng, nữ sĩ tự ví mình là một cô gái mảnh mai bị cả bè lũ đảng đè ngửa ra... cưỡng bức, kẻ giữ chân, người trói tay, người nhét giẻ vào miệng quyết bắt nữ sĩ phải câm miệng mới thôi. Nữ sĩ không thể dịu dàng bảo Đảng hãy buông vạt váy của mình ra như lời năn nỉ đáng yêu của cô thôn nữ ngày xưa: “Thôi thôi buông áo em ra. Để em đi bán kẻo hoa em tàn.”
Trong khi Nhã Ca chỉ đánh trả tên công an thẩm vấn: “Anh là thằng mất dạy”, thì Trần Khải Thanh Thủy đánh trả đòn bằng lời văn có uy lực như tiếng hét thẳng vào mặt Đảng, một tiếng hét như vang rền khắp Bắc Nam Trung bằng uy lực của cả Dân tộc, như nói thay cho Dân tộc:
“Mày là thằng khốn nạn, đểu giả nhất trên thế giới này. Chính mày làm tan nát ngôi nhà Việt Nam, bắt 3 triệu người phải xa xứ, tha hương, làm 850 nghìn người vùi xác nơi đáy biển, làm 78 trên tổng số 83 triệu người trong nước phải điêu đứng. Chính mày dâng đất, bán biển cho quan thầy Trung Hoa. Chính mày làm cho xã hội Việt Nam điêu tàn, tan nát, con cãi lại cha, trò chống đối thầy, người lương thiện ít hơn kẻ độc ác, gái ngoan ít hơn gái đĩ, điếm hóa đến cả trẻ thơ...”
Giặc đã vào nhà và giết người
Nhà cửa bị phá hoại còn có thể sửa chữa, người bị đánh có thương tích còn có ngày bình phục, cơn khiếp đảm rồi sẽ được xoa dịu và xuôi trôi theo ngày Trời tháng Phật và Bạn hiền khắp nơi, Chị Trần Khải Thanh Thủy ơi! Biệt nghiệp của mỗi chúng ta và cộng nghiệp của Đất nước còn quá nặng. Ở nơi hải đảo Úc Châu, khi viết hàng chữ này, tôi không ngăn được dòng lệ và xin gởi trọn niềm thương cảm của tôi đến Anh Chị và hai cháu gái. Xin chị hướng về phương Nam thân yêu, ở tỉnh Đồng Tháp, có một ngôi nhà giặc đã vào, phá hoại và gây án mạng vô cùng thảm thiết, để cùng nhau ôm khóc và cảm thương cho Dân tộc!
Ngôi nhà đó của ông Nguyễn Văn Bạo, ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông Bạo là thành viên đoàn Thanh niên Phật giáo Hòa Hảo. Theo bản tin của Văn phòng Phật giáo Hòa Hảo ở Hoa Kỳ (Bán Tuần báo Việt Luận ở Úc Châu đăng lại ngày 15-8-2006), thì ngày 25 tháng 2 năm Bính Tuất, nhà ông Bạo tổ chức tưởng nhớ ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng sản ám hại (xin nhắc lại: ngày 16-4-1947, Việt Minh Cộng sản mời Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ đi họp và ám hại Ngài). Trong lúc họ đang làm lễ thì công an xông vào nhà xô ngã bàn hương án, một công an dùng chân đạp lên ngực bà Nguyễn Thị Gấm, 50 tuổi, em ông Bạo, làm cho bà đứng tim và tắt thở.
Phân biệt 3 tình huống: thứ nhất giặc chưa vào nhà của Nhã Ca, thứ 2 giặc đã vào và phá nhà của Trần Khải Thanh Thủy, và tình huống thứ 3 giặc đã vào nhà của ông Nguyễn Văn Bạo và giết em gái ông là bà Nguyễn Thị Gấm, phân biệt như vậy chỉ là sai thôi. Sự thật là Giặc Cộng sản đã vào ngôi nhà Việt Nam từ thật lâu rồi, đến bây giờ thì giặc muốn vào nhà ai thì vào, giặc muốn phá nhà ai thì phá, giặc muốn cướp của ai thì cướp, giặc muốn giết ai thì giết, muốn bỏ tù ai thì bỏ tù, Đảng đã biến cả Đất nước thành Nhà tù khổng lồ rồi. Các nhà tù nhỏ như trại Thanh Cẩm hay trại Cổng Trời, Đảng chỉ dùng để làm phương tiện gieo khủng bố khi bắt giam những người yêu nước thương dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền.
Cây người Mai Trung Sơn
Chuyện đời đầy oan nghiệt! Học sinh Mai Trung Sơn thụ nhận nền học vấn ở ngôi trường Bồ Đề Nguyên Thiều do công sáng lập của Hòa thượng Thích Huyền Quang. Rồi do được bón phân Hồ Chí Minh, mọc lên Cây người Mai Trung Sơn hung hăng tàn bạo! Cảnh tang thương biến đổi đến đau lòng đứt ruột. Cơ ngơi Tu viện Nguyên Thiều gồm có trường trung học Bồ Đề, Phật học viện quy tụ 300 tăng sinh, Chánh điện uy nghiêm giữa rừng bạch đàn thâm u thơ mộng, tượng Phật Thích Ca cao 20 mét, tượng Đức Quan Âm bên bờ hồ sen bát ngát, một rừng huệ trắng tinh khiết quanh hồ sen, một hoa viên trăm loại kỳ hoa dị thảo do công đức cúng dường của Phật tử bốn phương, khu trồng xoài tiếp giáp với hàng chục dãy nhà phụ thuộc cho 300 vị tăng sinh làm nơi tu tập và sinh hoạt…
Rồi Cách mạng của Hồ Chí Minh thành công. Cơ ngơi Tu viện Nguyên Thiều do công sáng lập và khai phá của Hòa thượng Huyền Quang và Phật tử đã biến thành cơ sở của Đảng như trường Chi cục Thống kê Trung ương II, trường Bổ túc Văn hóa Liên khu V, Xí nghiệp Chế biến 3/2, Xí nghiệp Chế biến xút. Cách mạng thành công thì Cây người Mai Trung Sơn do Hồ Chí Minh vun trồng đường đường là Trưởng Công an xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Nghĩa Bình.
Hết oan nghiệt này lại đến oan nghiệt khác! Một buổi chiều u ám, mùa đông năm 1979, Công an trưởng Mai Trung Sơn, chỉ huy một tiểu đội du kích có võ trang, chận đường lục soát và hùng hổ áp tải đuổi Hòa thượng Thích Huyền Quang ra khỏi khu vực Dốc Eo, trên đường vào Tu viện Nguyên Thiều mà nay là cơ sở của Đảng. Mai Trung Sơn lạnh lùng cương quyết từ chối yêu cầu của Hòa thượng Huyền Quang, dù ngài chỉ muốn vào thăm nơi chốn cũ và nhìn thoáng qua trong chốc lát!
Câu chuyện về Mai Trung Sơn trên đây được trích từ bài Tu viện Nguyên Thiều của tác giả Nguyễn Mạnh An Dân đăng ở nguyệt san Làng Văn (số120, tháng 8-1994). Người viết xin tri ân tác giả Nguyễn Mạnh An Dân, chỉ ba trang ngắn ngủi trong Làng Văn, tác giả đã nêu lên một tệ nạn vô cùng lớn lao của Đất nước: Đảng Cộng sản CƯỚP tài sản của Phật giáo làm của mình! Tác giả An Dân viết tiếp rằng đường lên Dốc Eo dẫn vào một khu đất đẹp vốn là tư sản của dòng họ Bùi cố cựu. Vào năm 1961, cư sĩ Bùi Hàng, lúc đó giữ chức chủ tịch xã Phước Hiệp, đã cúng dường khu đất rộng lớn của gia tộc để xây dựng Tu viện Nguyên Thiều. Đến mùa đông 1964, chiến sự bùng nổ và lan rộng các quận An Nhơn, Tuy Phước tỉnh Bình Định. Dân chúng khắp nơi tìm chỗ an toàn để lánh nạn Cộng sản. Trường Bồ Đề của Tu viện, ban ngày là lớp học, ban đêm là chỗ tạm trú cho người dân di tản. Nhưng chốn thiền môn và học đường, Việt Cộng nào có tha! Một đêm trong mùa loạn đó, chúng kéo về Tu viện và quăng lựu đạn vào trường Bồ Đề sát hại xã trưởng Phước Hiệp và cũng là một cư sĩ đã hết lòng góp sức xây dựng Tu viện Nguyên Thiều: cư sĩ Bùi Hàng. Cùng chết với ông là mấy chục thường dân tỵ nạn khác! Ngôi trường Bồ Đề nguyên thủy của Tu viện hoàn toàn đổ nát!
Thí chủ Bùi Hàng, người cúng dường khu đất thì đã bị Việt Cộng sát hại. Tu viện Nguyên Thiều do công sáng lập và xây dựng của Hòa thượng Thích Huyền Quang thì đã bị Việt Cộng chiếm đoạt. Đến bây giờ, nhớ lại lời nói trịnh trọng của Hồ Chí Minh: “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng bằng mười năm xưa!” Than ôi! Đúng là lời nói của Tên hề Hồ Chí Minh!
Chuyện Phật đất và Phật gỗ
Nhân đây, người viết nhớ lại câu chuyện Phật khóc của học giả Hoàng Văn Chí, sơ lược như sau. Có hai tượng Phật, một tượng bằng đất và một tượng bằng gỗ. Hai vị biết Trời sắp làm cơn lụt lớn. Vị Phật gỗ nói với vị Phật đất: “Tôi thương anh quá! Vì thân anh bằng đất, gặp cơn lụt này, thân anh sẽ rã ra thành đất. Thân tôi bằng gỗ, sẽ nổi trên mặt nước, trôi đến vùng đất khác, dân chúng sẽ vớt tôi lên để thờ lại”.
Vị Phật đất cảm thấy buồn, ngẫm nghĩ hồi lâu mới trả lời: “Không đâu anh ạ! Nghĩ kỹ lại, anh mới khổ hơn tôi. Thân tôi tuy bằng đất, gặp nước sẽ rã ra thành đất. Nhưng dân vùng này là Phật tử, khi hết lụt, dân sẽ lấy đất nắn tôi lại thành Phật và thờ tôi lại như xưa. Thân anh sẽ trôi nổi đến vùng đất lạ, rủi gặp vùng không có Phật tử, dân không biết anh là ai, anh sẽ sống kiếp lưu đày khổ sở lắm!”
Vị Phật gỗ nghe đến đấy bỗng khóc ròng.
Vị Phật gỗ nghe đến đấy bỗng khóc ròng.
Kể chuyện Phật đất Phật gỗ để ví von với việc lưu đày và việc ở lại quê hương như học giả Hoàng Văn Chí thật là tuyệt vời. Có phải vị Phật đất là Hòa thượng Huyền Quang gặp phúc duyên được ở lại quê nhà? Còn Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong vai Phật gỗ phải sống kiếp lưu đày khổ sở? Theo chuyện kể của học giả Hoàng Văn Chí thì như vậy: vị Phật gỗ Nhất Hạnh vì bị trôi nổi nơi xứ lạ quê người nên mới bật khóc ròng! Nhưng sự thật không phải vậy! Việc đời đảo điên điên đảo đến não lòng! Khóc ròng là vị Phật đất Thích Huyền Quang vì ngài bị lưu đày ngay trên chính quê hương của ngài. Thân xác thì bị lưu đày quản chế, Tu viện Nguyên Thiều cũng bị cướp đoạt. Còn vị Phật gỗ Thích Nhất Hạnh khi thì Làng Mai ở Pháp, lúc thì Lộc Uyển ở Hoa Kỳ, lại nhiều phen “mặc áo gấm về làng”! Trời làm một cuộc đảo điên! Mà có phải Trời làm không? Không! Không phải Trời làm đâu! Chính Hồ Chí Minh một tay đã đảo lộn sơn hà để gây ra cuộc tang thương biến đổi đó!
Giặc trước cổng chùa Quang Minh Tự
Như một tích tuồng cải lương lâm ly gay cấn có kẻ ngay người gian, có kẻ thiện người ác, khán giả là cả Dân tộc, và sân khấu là cổng chùa Quang Minh Tự ở An Giang.
Trong chùa, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và 20 tu sĩ khác đang ngồi thiền. Trước cổng chùa, 80 công an Việt Cộng mặc thường phục bao vây đêm ngày, chờ đêm đến liệng đá phá rối.
Thương đồng đạo bị bao vây bỏ đói, 30 tín đồ PGHH mang gạo và thức ăn, xin phép nhà cầm quyền địa phương vào thăm và tiếp tế, nhưng công an nhất định không cho vào.
Rồi công an xông vào đánh đập các tín đồ, kể cả những em bé gái dưới 14 tuổi, và còng tay ông Trương Văn Thức và ông Nguyễn Châu Láng bắt đưa về ấp Long Hòa, thuộc xã Long Điền A, quận Chợ Mới, An Giang. Được tin khẩn đồng đạo bị áp bức ở quê nhà, Ban Trị sự Trung ương PGHH tại hải ngoại lập tức thông báo với ông Marc Forino, cố vấn chánh trị tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông Forino cho biết ông rất quan tâm về chuyện nầy và có thông báo với tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội. Bản tin được tường thuật đầy đủ do tuần báo Thời Báo ở Melbourne, (số 269 ngày 26-11-1902), người viết chỉ xin trích sơ lược cho câu chuyện được ngắn gọn.
Dân tộc Việt Nam thân thương ơi, câu chuyện trước cổng chùa Quang Minh Tự chỉ có vậy! Chuyện nhỏ ở thế gian mà người thế gian không biết dàn xếp sao cho êm đẹp! Nhưng “Trời cao có mắt”, rốt cuộc rồi sẽ “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”! Viết tới đây, lòng thương cảm trào dâng, người viết đã khóc, cố gắng ngăn mà sao nước mắt cứ mãi tuôn trào. Thương cho các tín đồ PGHH vốn là dân quê chân chất và thương cho Dân tộc yếu hèn, và lại thương cho một phần nhỏ của Dân tộc hung tàn ngu muội lầm đường lạc lối! Xin nguyện cầu Hồn thiêng Sông núi hộ trì cho Đại khối Dân tộc hòa hợp trong đạo tâm “ở hiền gặp lành” để nêu cao và làm rạng danh Tình nghĩa Đồng bào một mẹ trăm con của Việt Tộc trên quả địa cầu này!
Tâm đạo sáng trong cơn khói lửa
Giặc Cộng sản muốn giết ai thì giết, muốn bỏ tù ai thì bỏ tù, đến trẻ em năm sáu tuổi cũng bị bắt bỏ tù! Trong tác phẩm Dòng sông văn hóa do Tập hợp Đồng Tâm Úc châu xuất bản năm 2000, tác giả Kim Bằng, cựu tù nhân học tập cải tạo ở trại Suối Máu, đã viết về chuyện Hai chị em 11 tuổi và 6 tuổi bị kết tội chống phá Cách mạng và chuyện Ba tâm đạo sáng trong cơn khói lửa, tuy hai mà một, chỉ là một câu chuyện thật bi hùng. Lúc đó là năm 1978, khi chiến trường Cam-pu-chia sôi động, tác giả Kim Bằng được đưa từ trại Bù Loi về Suối Máu và tại đó, anh đã gặp ba người bạn tù trẻ Nguyễn Văn Mạnh, Vũ Ngọc Văn, và Phạm Văn Tiến, mà anh bảo đã gặp rồi thì khó quên. Câu chuyện như sau (Trích Dòng sông văn hóa, trang 148):
“Cả ba anh đã vượt ngục từ một trại tù thuộc tỉnh Phước Bình, không may bị bắt lại và đưa về đồn biên phòng sát biên giới Miên Việt. Vừa tới đồn biên phòng, ba anh bị một trận đòn hội chợ tả tơi hoa lá. Trận đòn hội chợ tạm ngưng khi có hai em nhỏ bị dẫn tới.
Hai em nhỏ đó là hai chị em sống ở vùng kinh tế mới gần đó. Con chị mới chừng 10 hoặc 11 tuổi, đứa em trai 5,6 tuổi. Đứa em trai bị lũ trẻ con cán bộ hiếp đáp đánh đập, con chị chạy ra bênh vực. Thế là hai đứa nhỏ bị khép tội chống phá Cách mạng, dám chống lại con em cán bộ, chống lại Đảng, chống lại nhân dân. Và bị đưa về đồn biên giới cho bộ đội xử lý.”
Kim Bằng thuật tiếp rằng lũ bộ đội lấy ra mấy cái roi mây lớn và ra lệnh cho ba anh phải đánh hai em bé, phải đánh cho nát đít nếu ba anh muốn khỏi bị đòn. Cả ba anh khảng khái khước từ. Anh Mạnh nói: “Hai đứa bé vô tội, chúng tôi không thể đánh chúng nó một roi. Các anh muốn làm gì chúng tôi thì làm!”
Ba vị tâm đạo sáng không khứng vâng lời Cách mạng, thì bị Đảng trừng phạt ra sao, tác giả Kim Bằng thuật tiếp: “Bọn bộ đội trói ba anh vào ba cột nhà. Từ xa chúng lấy thế chạy tới dùng hết sức bình sinh giáng báng súng vào ngực ba anh. Xương sườn cả ba anh gãy rắc rắc. Một thằng bộ đội lấy cây lồ ô chẻ một đầu cho tõe ra, và quất túi bụi vào mặt Vũ Ngọc Văn. Miệng anh Văn biến thành một miếng thịt bầy nhầy nát bét. Nguyễn Văn Mạnh có bộ râu quai nón khá rậm. Một thằng bộ đội khác tạt một lon xăng lên râu anh và châm lửa đốt. Lửa cháy bừng bừng, mùi da thịt cháy khét lẹt”.
Ba vị tâm đạo sáng không khứng vâng lời Cách mạng, thì bị Đảng trừng phạt ra sao, tác giả Kim Bằng thuật tiếp: “Bọn bộ đội trói ba anh vào ba cột nhà. Từ xa chúng lấy thế chạy tới dùng hết sức bình sinh giáng báng súng vào ngực ba anh. Xương sườn cả ba anh gãy rắc rắc. Một thằng bộ đội lấy cây lồ ô chẻ một đầu cho tõe ra, và quất túi bụi vào mặt Vũ Ngọc Văn. Miệng anh Văn biến thành một miếng thịt bầy nhầy nát bét. Nguyễn Văn Mạnh có bộ râu quai nón khá rậm. Một thằng bộ đội khác tạt một lon xăng lên râu anh và châm lửa đốt. Lửa cháy bừng bừng, mùi da thịt cháy khét lẹt”.
Khi tác giả Kim Bằng gặp ba vị tâm đạo sáng ở trại Suối Máu thì “…vết thương ở những mảnh xương sườn gãy của họ vẫn chưa lành. Trời lạnh, ba anh vẫn nằm rên rỉ. Môi anh Văn vẫn còn vết tích của trận đòn thù.”
Tác giả Kim Bằng nhắc lại lúc còn là một cậu bé 12 tuổi học lớp Nhất trường Nguyễn Du ở Hà Nội, cậu rất thích thơ và thích nhất môn tập đọc. Về thơ thì cậu bé Kim Bằng thích nhất bài Anh hùng vô danh của Đằng Phương. Đến kỳ thi Đệ nhị Lục cá nguyệt về môn tập đọc, cậu bé Kim Bằng ước ao được thầy cho đọc bài thơ đó. Nhưng cậu không được “trúng tủ”, thầy cho cậu đọc một đoạn trích trong cuốn Ngục trung thư của cụ Phan Bội Châu. Tuy vậy, cậu bé Kim Bằng cũng đọc rất xuất sắc, theo lời diễn tả của tác giả sau này: “Nhưng vừa cất tiếng đọc, tôi bị cuốn hút vào những gì cụ Phan viết. Dần dần tôi như muốn uống từng câu cụ viết, nuốt từng lời cụ viết. Máu nóng bừng bừng lên mặt. Tôi sôi nổi, uất ức, phẫn khích, đau xót với những gì cụ viết về những hành động dã man tàn ác của người Pháp thời Pháp thuộc đối với người mình. Tôi vừa đọc vừa khóc, xúc động xen lẫn phẫn khích, nước mắt chảy giàn giụa đầy mặt. Có những lúc nấc lên rồi lại đọc tiếp. Khi đọc hết bài, tôi ngửng đầu lên, tay chùi má. Tôi nhìn xuống lớp. Lạ lùng thay tôi thấy cả chục người bạn học cũng đang khóc như tôi.”
Lời bàn: Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện có bài thơ Một tay em trổ kêu gọi cả thế giới hãy nhìn vào Ngục Tù Việt Cộng của Hồ Chí Minh:
“Thế giới ơi, ngươi có thể ngờ
Đó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!”
Đó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!”
Người tù tám tuổi của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, có cả hàng ngàn người! Người tù của tác giả Kim Bằng, chỉ năm, sáu tuổi! Ngay đứa con của Bác là Nguyễn Tất Trung lúc vừa được vài ba tháng tuổi chưa thôi nôi đã mồ côi mẹ vì người mẹ Nông Thị Xuân đã bị Bác ra lịnh giết rồi! Lại còn chuyện một cán bộ Việt Cộng móc nối với Nhà Bảo sanh Từ Dũ ở Sài Gòn lấy thai nhi của những bà mẹ phá thai đem về bằm trộn với bo bo để nuôi heo! Câu chuyện này cũng do tác giả Kim Bằng ghi chép (trang 53) trong quyển Khơi lại nguồn văn hóa nhân bản, do Bán Tuần báo Việt Luận ở Úc châu xuất bản. Như vậy mà Hồ Chí Minh đã sai khiến Trần Dân Tiên (là chính Bác) tự ca ngợi mình những lời chỉ đáng vất vào sọt rác lịch sử: “Đối với nhi đồng tên Bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn.” Ôi! Tội ác của Hồ Chí Minh! Một chế độ tàn ác vô nhân nhất trong lịch sử loài người!
Công an nói: “Miệng tao là pháp luật”
Sau đây là vài bản tin thông thường được đăng tải trên báo hàng ngày, nhưng nếu góp nhặt lại sẽ thành quyển sử dày ghi chép Tội ác của Việt Cộng lưu truyền cho đời sau. Trường hợp nhà Luật sư trẻ Lê Chí Quang, tác giả bài viết giá trị Hãy cảnh giác Bắc Triều. Ngay tại thủ đô Hà Nội, Luật sư Lê Chí Quang bị bắt lên đồn công an xét hỏi về tội liên hệ với Hội Nhân dân Việt Nam ủng hộ Đảng và Nhà nước chống tham nhũng (hội nầy do hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê xin thành lập này 2-9-2001). Hãy đọc một đoạn trong đơn tố cáo của Luật sư Lê Chí Quang về vụ việc này: “Cuộc thẩm vấn chỉ xoay quanh vấn đề Hội chống tham nhũng, nhưng tôi bị giữ tại cơ quan công an 3 giờ. Tôi hết sức bất bình vì thái độ của các công an viên, đặc biệt là anh Tâm. Anh này có thái độ vô cùng xấc xược và vô văn hóa đến mức không tưởng nổi. Lúc thả tôi, Tâm nói:
- Tao tha cho mày vì mày ốm yếu, chứ không tao đã bắt mày rồi. Nhưng tao cấm mày ra khỏi nhà.
- Có văn bản pháp luật nào cấm tôi ra khỏi nhà không?
- Tao không cần văn bản nào cả.
- Vậy là văn bản miệng à?
- Đúng. Miệng tao là pháp luật!
- Vậy thì tôi vẫn cứ ra khỏi nhà nếu tôi muốn.
- Tao sẽ bắt mày ngay nếu mày ra khỏi nhà, mày đừng thách tao!”
- Có văn bản pháp luật nào cấm tôi ra khỏi nhà không?
- Tao không cần văn bản nào cả.
- Vậy là văn bản miệng à?
- Đúng. Miệng tao là pháp luật!
- Vậy thì tôi vẫn cứ ra khỏi nhà nếu tôi muốn.
- Tao sẽ bắt mày ngay nếu mày ra khỏi nhà, mày đừng thách tao!”
Lời bàn: Anh công an Tâm ỷ mình là công an nên ăn nói phách lối ngang ngạnh bảo miệng tao là pháp luật. Thật ra chế độ đã cung cấp cho công an đủ phương tiện để đày đọa Dân tộc. Ngày 14-4-1997, Võ Văn Kiệt lúc đó là Thủ tướng, đã ký Nghị định 31/CP cho phép quản chế hành chánh (tức bị ở tù tại gia) đến 2 năm mà không cần pháp lịnh của tòa án. Do nghị định này, nhà nước Cộng sản đã biến tất cả ngôi nhà của người dân thành nhà tù, biến người chủ nhà thành tù nhân trong chính ngôi nhà của mình, biến Đất nước Việt Nam thân yêu thành Nhà tù khổng lồ, và xử dụng vô số công an để canh giữ nhà tù khổng lồ đó làm tiêu hao biết bao nhiêu công quỹ là tiền thuế của người dân đóng góp. Trên 40% kinh phí quốc dân dùng để nuôi công an, vì chúng là lực lượng đàn áp Dân tộc để bảo vệ Đảng cho nên được chế độ trả lương hậu nhất!
Công an giả làm Dân
Một câu chuyện khác giữa công an ngụy trang làm dân và nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt. Vào cuối năm 1988, cùng với nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc thực hiện một chuyến đi xuyên Việt, từ Đà Lạt, qua các tỉnh miền Trung, ra Hà Nội nhằm vận động trí thức, văn nghệ sĩ đấu tranh đòi tự do dân chủ. Hành động đấu tranh can cường chống bạo quyền Cộng sản của nhóm Đà Lạt này như tiếp nối truyền thống của nhóm Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội 22 năm trước, sự việc này làm nhà thơ Bùi Minh Quốc bị khai trừ khỏi Đảng và mất chức Tổng biên tập tờ Langbian. Ông bị Đảng trù dập và nhân sự việc ông Hoàng Minh Chính điều trần trước Hạ viện Mỹ về tình trạng mất nhân quyền ở Việt Nam, Đảng cho công an giả làm dân thường xuyên chửi vào máy điện thoại di động những lời lẽ thật tục tĩu: “Mày có muốn đi Mỹ với thằng Chính để liếm đít Mỹ tao cấp visa cho!” hoặc “Thằng Chính bị ăn đòn, mày có kinh không? Bọn phản bội chúng mày sẽ còn lãnh đủ con ạ!”
Lời bàn: Tên công an này chưa được trau dồi đúng nghiệp vụ như Bác Hồ của hắn. Đã giả làm dân mà lại bảo Bùi Minh Quốc: “Mày muốn đi Mỹ tao cấp visa cho”, dân mà sao có quyền cấp visa. Đúng là miệng lưỡi của nhà nước. Đúng là giấu đầu lòi đuôi! Ăn vụng không biết chùi mép! Ném đá mà không biết giấu tay như Bác Hồ của hắn!