mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P23

...
Không mấy lâu rồi nó mọc đầy cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản đang bắt đầu hoạt động, phong trào Cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là herbe communiste, đáng lẽ dịch là cỏ Cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây CS. Nó còn một tên nữa rất lạ...
Phan Khôi bịa ra rằng y gặp một ông già người Thổ. Hỏi ông tên nó là cây gì, ông nói nó là Cỏ cụ Hồ. Thứ cỏ này trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thấy thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường xá đồi đồng, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy.
Tại sao Phan Khôi đem Cây Cứt lợn, cũng gọi là Chó đẻ, là Bọ xít, toàn những tên không nhã tí nào hết để gọi nó là Cây Cộng sản và Cỏ cụ Hồ? Cái con người vẫn tự cho là học giả, bản chất phản phúc, con người đã đưa ra thứ triết lý con chó thì phải ăn cứt thì việc mượn tên xấu của một giống cây cỏ, để xỏ xiên nói móc nói chửi cạnh chửi khoé Cộng sản là cái sở trường của y!
Trên năm mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Phan Khôi sáng tác bài Cây Cộng sản. Vào thời điểm đó, tức là 1956, người chiến sĩ lão niên cang cườngấy cùng với hơn 50 văn nghệ sĩ miền Bắc quyết tâm xây dựng Mùa xuân Hà Nội để mang tự do sáng tác cho văn nghệ và dân chủ cho Dân tộc. Nhưng Đất nước thật bất hạnh, Hồ Chí Minh và Đảng lại quyết tâm xây dựng một chính phủ độc tài đảng trị theo chủ thuyết Mác Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông nên đã thẳng tay đàn áp dã man gây nên vụ án Nhân văn Giai phẩm ô nhục trong lịch sử.
Những điều Phan Khôi nói về Cỏ cụ Hồ, Cây Cộng sản, Cỏ bù xít, Cây cứt lợn, Cây chó đẻ, thật ra là những nhân sự đốn mạt quá hồng mà không chuyên được Hồ Chí Minh trọng dụng cho được việc Đảng mà Phan Khôi quan sát được trong một quãng rất ngắn chỉ 11 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản từ 1945 đến 1956. Đến thời điểm 1956, Hồ Chí Minh chỉ mới làm Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Nước không hơn 2 năm (kể từ sau hiệp định Genève, Hồ Chí Minh và Đảng làm chủ nhân ông trọn vẹn miền Bắc vĩ tuyến 17) và Trần Quốc Hoàn, người Bộ trưởng Công an đầu tiên của chế độ còn nắm quyền công an thêm 24 năm sau đó. Theo thời gian, Cây Cộng sản càng đâm chồi nẩy lộc, Cỏ Cộng sản lan tràn khắp cả Đất nước phủ kín hết những vùng đất phì nhiêu của trí tuệ và trấn áp sĩ khí của Dân tộc khiến cho Hoa Tự do Dân chủ Nhân quyền không nẩy mầm được, còn nói chi đến việc đơm bông kết trái!
Những tên đao phủ của “Cha già Dân tộc”
Những Cây người mà Hồ Chí Minh trồng, những Cỏ cụ Hồ của cụ Phan Khôi, những người không còn là người nữa nếu họ ôm chân đảng của Hoàng Hữu Quýnh (tác giả quyển Tôi bỏ Đảng), những Bự giòi của nhà văn nữ Dương Thu Hương... tất cả những thứ đó đã nắm tay reo hò nhảy múa Sol Đố Mì, chà đạp trên Hồn thiêng Sông núi, giày xéo trên Lăng miếu Đình chùa di tích lịch sử của tiền nhân, dẫm nát trên xương máu tài sản của Đồng bào, trên tự do hạnh phúc của Dân tộc... tất cả là những Đảng ủy và những Công an của Quốc tế ủy Hồ Chí Minh và Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Công an đầu tiên đào luyện và xử dụng. Sau đây là vài câu chuyện vụn vặt về những Cây người đó. Xin mời quý bạn xem chúng đã tác oai tác quái như thế nào đối với Đất nước và Dân tộc, và đấy chỉ là phần nổi nhỏ nhoi được tiết lộ. Còn phần chìm của tảng băng sơn tội ác Cộng sản vĩ đại xảy ra trong bóng tối như Đêm giữa ban ngày không lời nào diễn tả hết, không giấy bút nào ghi hết cho được, không sử gia nào biên chép lại cho đầy đủ.
Hồ Chí Minh đã chọn Bộ trưởng Công an dâm dục và tàn ác là Trần Quốc Hoàn (giữ chức bộ trưởng 27 năm từ 1953 đến 1980), thì phụ họa theo phải có những tên đao phủ cai ngục để giam cầm và tàn sát những người mà công an vây bắt. Tác giả Trần Nhu trong quyển Địa ngục sình lầy(trang 111) liệt kê những tên đao phủ như Lý Bá Sơ, Tuần Ất, Hãn Đen, Phạm Diến... Chỉ riêng Lý Bá Sơ, trong thời kỳ diệt Quốc dân Đảng năm 1945-46, đã một tay chỉ huy đội tự vệ hạ sát bằng dao găm mã tấu bốn ngàn người ở dọc bờ sông Dương Úc, Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng. Y đã được Hồ Chí Minh tặng nhiều bằng khen, và sau này y được chính Hồ Chí Minh cử giữ chức Tổng giám đốc Trại giam khu Ba và Tư.
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn với bút danh Nguyễn Kiên Trung trong quyển Đem tâm tình viết lịch sử có thuật chuyện một đảng ủy khát máu ở tỉnh Hưng Yên như sau (trang 63 sđd): “Riêng ở Hưng Yên, Học Phi, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh, đã công khai hạ lệnh xử tử ít lắm là năm ngàn người, ấy là không kể số người bị thủ tiêu một cách đơn giản ở các phủ, huyện, làng, xóm. Cuộc khủng bố này đã khiến cho tỉnh Hưng Yên, trong một năm trời, vắng hẳn bóng những người biết đọc, biết viết. Rồi cũng do đó, tỉnh Hưng Yên sẽ là tỉnh nhiều nhất những người chống Việt Minh, không vì chủ nghĩa hay chính trị, mà chỉ vì oán thù trong tang tóc.
Chuyện đao phủ Phùng Thế Tài
Con Bự giòi khát máu khác của Đảng là Phùng Thế Tài, câu chuyện do tác giả Việt Thường thuật trong quyển Chuyện thâm cung dưới triều đại Hồ Chí Minh(trang 66). Vốn là đứa bé chuyên quét chợ và khiêng hàng mướn ở chợ Mông Tự tỉnh Vân Nam, Tài lọt vào mắt xanh của Hoàng Văn Hoan và ông dùng Tài làm người bảo vệ. Chính ông đã đề cử Tài vào học trường Quân sự Hoàng Phố. Tốt nghiệp trường Hoàng Phố, mang cấp bực trung úy của quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng, Tài được chỉ định làm cận vệ cho Hồ Chí Minh. Vì là trung úy đặc vụ của quân Tưởng nên Tài bảo vệ Hồ đi trên đất Tàu rất thuận lợi. Tài thăng tiến nhanh trên đường phục vụ Bác và Đảng, được vào biên chế quân chính quy, lần phong hàm đầu tiên cuối năm 1946, khi Võ Nguyên Giáp là đại tướng tổng tư lệnh thì Phùng Thế Tài được phong cấp đại tá. Theo tác giả Việt Thường: “Máu du đảng cao bồi vẫn vậy, Tài thường xách ba-toong đánh lính và chửi lính. Tài rất ghét lớp lính và sĩ quan có nguồn gốc học trò hoặc tầng lớp trên trong xã hội. Cái mặc cảm đó làm Tài cực kỳ hung hăng, thô bạo với cấp dưới.
Việt Thường cho rằng Phùng Thế Tài đã không uổng công Hồ Chí Minh tín nhiệm. Trong vụ thanh niên miền Nam tập kết bất mãn vì bị đối xử bất công, chúng đã cướp tỉnh Ninh Bình, bắt giam chủ tịch, bí thư, cùng trưởng ty công an làm con tin. Tướng Tô Ký được lệnh đem quân dàn xếp. Ông đã thuyết phục số thanh niên đó đầu hàng và hứa sẽ khoan hồng cũng như xem xét những khiếu nại của họ. Trên đường về gặp Phùng Thế Tài, Tài ra lịnh đem tất cả số thanh niên nổi loạn đó ra bờ sông Đoan Vĩ ở Phủ Lý bắn chết hết (trang 69 sđd). Tướng Tô Ký khiếu nại lên cấp trên, nhưng Bộ Chính trị ủng hộ quyết định cứng rắn của Phùng Thế Tài cho nên vị tư lệnh Quân khu Tây Bắc Tô Ký bị thất sủng và phải ngồi chơi xơi nước. Bây giờ, xét lại vụ việc này, nghi vấn đặt ra là Phùng Thế Tài cấp bực đại tá thấp hơn tướng Tô Ký mà sao lại dám qua mặt thượng cấp. Phải chăng đàng sau đại tá Phùng Thế Tài là ô dù bự của Bác? Phải chăng Tài đã nhận mật lịnh của Bác? Nếu đúng như thế thì Hồ Chí Minh chính là người chủ mưu sát hại các thanh niên miền Nam tập kết: Bác đã chơi trò ném đá giấu tay!
Cuộc Đại thanh trừng theo kiểu Killing field thứ hai xảy ra trên bờ sông Bạch Hạc ở Việt Trì làm mất mạng gần 200 tân binh gốc Hà Nội. Tên Bự giòi Phùng Thế Tài cũng là tác giả của vụ tàn sát này. Đó là thời điểm 1970, vào dịp Tết nguyên đán, số tân binh gốc Hà Nội đòi có công bằng trong khi thi hành nghĩa vụ quân sự. Chúng chiếm đoàn tàu hỏa và bắt nhân viên trên tàu làm con tin. Phùng Thế Tài nhận lệnh dàn xếp, và một lần nữa, hắn có dịp ra tay chém giết. Hắn dùng trực thăng đổ quân xuống phục kích ở ga Việt Trì tỉnh Vĩnh Phú, dùng loa kêu gọi tân binh xuống sân ga nếu đầu hàng thì sẽ tha tội. Các tân binh quá trẻ, vì dại dột mà làm liều, cảm thấy hối lỗi, xin ra hàng đều bị bắn chết sạch. Khi thuộc cấp kinh hoàng vì số người chết quá nhiều thì Tài đập gậy ba-toong xuống đất và quát (trang 70 sđd): “Đây là ý Trung ương. Khoan hồng con củ c... Đ.M. thiếu gì lính mà không bắn cha nó đi cái lũ nứt mắt đã vô kỷ luật này. Đ.M. thằng nào còn nói nữa tao cũng cho bắn luôn!”
Sáu năm sau ngày sát hại 200 thanh thiếu niên Hà Nội, đến 1976, Phùng Thế Tài được vinh thăng Thiếu tướng!
Ngon! Hồ Chí Minh ngon! (xin mượn chút văn phong của Lê Mai Lĩnh trong quyển Đứng ngồi không yên). Không ngon sao được vì Bác ta đã tạo được cho mình hình ảnh Cha già Dân tộc nhân từ bác ái, lại còn sang Liên Xô nhờ KGB giải phẩu thẫm mỹ độn má cho đầy, sửa mắt cú vọ thành loan nhãn, cấy thêm râu cho đầy đặn, cho có nét đẹp phúc hậu! (Trích Chân tướng Hồ Chí Minh của Cao Thế Dung, trang 106). Thế mà dưới tay Bác toàn là những Cây người khát máu bắn giết tàn sát không gớm tay, phục vụ rất đắc lực như Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, và Lý Bá Sơ! Hồ Chí Minh chính là Giáo chủ sáng lập môn phái Ném đá giấu tay trong lãnh vực chánh trị.
Các đao phủ vô danh
Anh hùng vô danh thì được Dân tộc ngưỡng mộ và được ca tụng như bài thơ Anh hùng vô danh của Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy. Nhưng biết bao nhiêu đao phủ vô danh của Hồ Chí Minh không để lại tăm tích tên tuổi gì trong những ngày đầu kháng chiến khi Hồ Chí Minh phát động bạo trào “Giết Việt gian”. Rất to lớn như phần băng sơn chìm dưới mặt nước, biết bao nhiêu tội ác của Hồ Chí Minh vẫn còn ẩn tàng trong quên lãng và rất hiếm hoi trong hồi ký của vài tác giả nhân chứng.
Trong quyển Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu của Phương Lan Bùi Thế Mỹ phát hành tại Sài Gòn ngày 5-1-1974, chúng ta tìm lại được dấu tích tàn sát tập thể của Hồ Chí Minh qua bàn tay của các đao phủ vô danh tiểu tốt như sau (trang 422 sđd):
“Sau cái chết của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu, trên con đường vào tử địa, còn lôi cuốn thêm cả trăm gia đình, họ bị “làm cỏ” tận gốc, vì tội ngưỡng mộ thần tượng Tạ Thu Thâu, vì cảm tình, tiếp rước Tạ Thu Thâu tại nhà…”
“Thời gian ở Hà Nội, nằm đợi sang Tàu, Thâu thường lên chiến khu Sầm Sơn, tới nhà Hà Tôn Thắng, và làng Đan Phượng, nhà của một người thợ in, thì sau đó cả làng, cả gia đình xa gần tiếp đón, ngưỡng mộ Thâu đều bị giết sạch sành sanh…”
“Tại Quảng Ngãi, gia đình chủ nhơn Bungalow là Hồ Đắc Di, và gần chục thanh niên cũng bị thanh toán “sạch cỏ” vì đã chứa chấp và giao thiệp cảm tình với nhà cách mạng Tạ Thu Thâu.”
Tác giả Phương Lan nhận xét rằng trong lịch sử sau nầy (trang 423 sđd), trong giai đoạn khơi mào độc lập, tự do, có lẽ phải viết lên toàn bằng máu, máu của triệu người dân vô tội, chết oan, trong cái chiến họa xâm lăng của Cộng sản…!