mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P37
...
Sự thật về vụ án Moscow 1936-1938
Đây là chuyện Hồ Chí Minh đã tự mình vạch bộ mặt vô cùng ghê tởm của ông! Trong quyển Mặt thật, tác giả Bùi Tín cũng khảo sát về những lời chửi bới của Hồ Chí Minh như tác giả Nguyễn Minh Cần. Nhưng Bùi Tín còn trích thêm Lời khuyên của Hồ Chí Minh gởi về cho các đồng chí ở Việt Nam (trang 113): “Tôi khuyên ai chưa đọc thì nên tìm đọc Bản xử án bọn Trốt kýt ở Liên Xô và làm cho bạn bè cùng đọc. Nó sẽ giúp cho thấy bộ mặt đáng ghê tởm của chủ nghĩa Trốt ky và bọn Trốt kýt”.
Lời Khuyên tưởng rằng có thể dạy khôn, nhưng không ngờ Hồ Chí Minh đã xúi dại. Việc đời cứ lặp đi lặp lại y như lời người xưa diễn tả “Gậy ông đập lưng ông” và “Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình”. Bây giờ, đi tìm chân lý trong lịch sử, chúng ta mới biết Stalin đã phản bội cuộc cách mạng và Bản án Moscow hiện nguyên hình là bức bình phong đầy man trá và tàn bạo do Stalin dàn dựng lên để sát hại những người cách mạng chân chính đối lập với ông. Cho nên Bản xử án Moscow đã vạch “bộ mặt vô cùng ghê tởm” không phải của Trotsky mà là của chính Stalin và Tập đoàn của ông trong đó có Hồ Chí Minh.
Nhắc lại lúc Stalin lên cầm quyền thì nền dân chủ trong Đảng đã bị hủy bỏ, Stalin càng trở nên độc tài thì sự chống đối càng quyết liệt. Cánh Tả đối lập thành hình do hàng ngàn đảng viên cùng lên tiếng chống đối việc hủy bỏ nền dân chủ Liên Xô, việc cưỡng bách tập thể hóa, kế hoạch ưu tiên phát triển kỹ nghệ (Một dẫn chứng: dùng võ lực tàn bạo tận thu thóc lúa của nông dân để xuất cảng 18 triệu tạ thóc lấy ngoại tệ nhập cảng máy móc, gây nên nạn đói giết chết 6 triệu nông dân), cùng sự hưởng đặc quyền đặc lợi của các Quan chức đỏ… Giáo sư Vadim Z. Rogovin, một sử gia chuyên về lịch sử nước Nga thời Liên Xô, có bài thuyết giảng tại Đại học Melbourne ngày 18-5-1996 về đề tài Cơn Đại khủng bố của Stalin: Nguyên nhân và hậu quả (Quyển Two lectures, ấn quán Labour Press Books, Sydney, 1996). Giáo sư Rogovin có đề cập đến Cương lĩnh Riutin (Riutin Platform), một bản văn 100 trang tương tự như Nhật ký Rồng rắn 88 trang của tướng Trần Độ. Riutin nguyên là đảng viên Bolshevik đã từng ủng hộ Stalin ở thập niên 20, cũng y như Cựu Trung tướng Trần Độ đã từng ủng hộ Hồ Chí Minh. Sau cùng vì nhận xét chính sách của Stalin sai lầm trên nhiều mặt, Riutin tìm cách liên minh với cánh Tả đối lập, với những người Trotskysts. Nhóm Riutin phát hành Cương lĩnh nêu rõ những khủng hoảng về kinh tế và chính trị đang xảy ra khắp nước và trên mọi khía cạnh. Stalin sợ phong trào chống đối lan rộng nên không cho phổ biến Cương lĩnh trong Chính trị bộ và ra lịnh khai trừ Riutin, đồng thời phát động một cuộc tàn sát địch thủ chính trị khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là cuộc Đại Khủng bố, hay Đại Thanh trừng.
Viết về Đại Khủng bố hay Đại Thanh trừng, giáo sư Rogovin tường thuật rằng đó là một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người: “Hàng trăm ngàn người bị bắt giam vào ngục, bị tra tấn dã man, bị bắt phải thú nhận những tội mà họ không hề phạm, rồi bị thủ tiêu hoặc bị lưu đày trong những trại tập trung Gulag ở khắp Liên bang Xô viết.” Trong cùng thời gian đó, hàng ngàn người Trotskyist, vốn là đảng viên cao cấp tài năng đang bị giam cầm hoặc bị lưu đày, phải viết bản tự khai tự kiểm để được phục hồi địa vị. Giáo sư Rogovin thuật lại rằng Stalin cho triệu hồi về Moscow hàng tá và hàng tá những người đối kháng, định đưa ra xử trong Phiên toà Đầu tiên năm 1936. Stalin ra lịnh bảo họ viết Bản Tự thú về những tội họ không hề làm, nhưng không người nào chịu viết, do đó họ bị thủ tiêu trong lần hỏi cung trước khi bị đem ra xử. Trong Phiên tòa Thứ nhất, hai bị cáo là ZinovievKamenev bị kết tội âm mưu với ngoại bang để lật đổ chính phủ và bị xử tử vào tháng 8 năm 1936. Trong Phiên tòa Thứ hai năm 1937, Radek bị kết án 10 năm tù về tội phản động, nhưng đã chết trong tù năm 1939. Trong Phiên tòa Thứ ba ngày 13-3-1938, hai bị cáo RykovBukharin bị kết tội làm gián điệp cho nước ngoài để lật đổ chánh quyền và bị xử tử ngày 14-3-1938.
Giáo sư Rogovin, căn cứ vào nguồn sử liệu xác đáng, đã viết rằng trong suốt thời Xô viết ở Nga, có khoảng 4 triệu người bị kết án chống Chính phủ, trong số đó bị xử bắn từ 700.000 đến 800.000 người. Để cảm nhận sự khiếp đảm trong thời Đại Khủng bố, chỉ trong hai năm 1936 và 1938, Stalin đã đưa ra “pháp trường cát” để xử bắn một số tử tội 6 lần nhiều hơn so với trọn cả thời gian lịch sử Xô viết. Hơn nữa, kể từ 1953 là năm Stalin từ trần, trong 40 năm sau đó gần như không có tội phạm chính trị nào bị xử bắn cả! Và cũng thật may mắn cho nước Nga, một cơn Khủng bố mới đang được Stalin chuẩn bị để phát động thì liền bị các người kế vị của ông dập tắt ngay sau khi ông chết! 
Đến năm 1988 dưới thời Gorbachev, Tối cao Pháp viện Xô viết cứu xét lại các vụ án 1936-1938 và huỷ bỏ tất cả các phán quyết. Các phán quyết được huỷ bỏ, các bị cáo kể như được trắng án, thì ra Stalin đã đạo diễn các phiên toà theo lối chuyên chính phi pháp chỉ để giết người hữu công vô tội. “Tôi khuyên ai chưa đọc thì nên tìm đọc Bản xử án bọn Trốt kýt ở Liên Xô và làm cho bạn bè cùng đọc. Nó sẽ giúp cho thấy bộ mặt đáng ghê tởm của chủ nghĩa Trốt ky và bọn Trốt kýt”, Lời Khuyên của Hồ Chí Minh như vậy tất nhiên đã vạch bộ mặt vô cùng ghê tởm của Tập đoàn Stalin và của chính mình! Tưởng rằng dạy khôn, không ngờ Hồ Chí Minh đã xúi dại!
Cuộc Đại Thanh trừng trong Hồng quân
Chúng ta đã biết Stalin là người rất đa nghi như việc Hồ Chí Minh có xin Stalin ký tên vào một tạp chí, nhưng sau đó Stalin sai mật vụ lẻn vào phòng Hồ Chí Minh đánh cắp tờ tạp chí ấy lại. Việc Hồng quân Liên Xô trải qua biến cố Đại Thanh trừng năm 1937 cũng do tánh đa nghi của Stalin mà ra! Chuyện kể vào 15-5-1937, Stalin nhận được từ cơ quan Phát xít Đức Quốc xã qua trung gian tòa Đại sứ Nga ở Tiệp Khắc những Bức thư giả tạo của Thống tướng Tukhatchevski trao đổi với các nhân viên cao cấp của Bộ Chỉ huy Đức. Điều uẩn khúc trong vụ án này là do đâu mà có các Bức thư giả tạo đó? Đó là một nghi vấn lớn. Chúng ta sẽ rất phân vân khi biết rằng “Các cơ quan Đức cũng bị cơ quan mật vụ NKVD của Liên Xô lũng đoạn” như quyển Hắc thư cề chủ nghĩa Cộng sản tiết lộ (trang 292). Bất luận oan ưng thế nào, Thống tướng Tukhatchevski, người có công hiện đại hóa Hồng quân và lúc đó đang giữ chức Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng, ông cùng 7 vị tướng lãnh cũng đã bị kết án tử hình về tội phản bội và gián điệp và bị hành quyết ngày 11-6-1937.